GIỚI THIỆU PHÒNG ĐÀO TẠO, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN

20/06/2023

1. Giới thiệu chung

1.1. Thông tin chung

          Phòng Đào tạo, Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển là đơn vị trực thuộc Phân hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa.       Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các công tác: tuyển sinh;  phát triển đào tạo các bậc, các loại hình đào tạo; quản lý chất lượng đào tạo và lập hồ sơ cấp phát văn bằng tốt nghiệp cho sinh viên; tổ chức quản lý, triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước; hoạt động sở hữu trí tuệ; biên tập, xuất bản các tạp chí, ấn phẩm thông tin truyền thông và Website của Phân hiệu theo quy định của pháp luật.

1.2. Cơ cầu tổ chức Phòng Đào tạo, Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển

          Phòng Đào tạo, Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển có Trưởng phòng, không quá 02 Phó trưởng phòng, các viên chức và người lao động.

          1. Trưởng phòng trực tiếp quản lý viên chức và người lao động thuộc phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Phòng; xây dựng quy chế làm việc và điều hành các hoạt động của phòng, ký các văn bản chuyên môn theo phân công của Giám đốc.

2. Phó trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các lĩnh vực công tác được phân công; thay mặt Trưởng phòng, quản lý, điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt.

3. Viên chức và người lao động thực hiện các nhiệm vụ công tác được Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2. Chức năng, nhiệm vụ

1. Xây dựng, trình Giám đốc kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của Phòng.

2. Về công tác tuyển sinh:

a) Đề xuất kế hoạch, phương án tuyển sinh trình Giám đốc và chủ trì tổ chức công tác tuyển sinh hàng năm của Phân hiệu hệ chính quy trình độ đại học và sau đại học.

b) Tham mưu đề xuất trình Giám đốc kế hoạch tuyển sinh hàng năm về số lượng sinh viên theo cơ cấu ngành nghề đào tạo.

c) Tổ chức hướng dẫn và tham gia trực tiếp làm công tác thu nhận hồ sơ tuyển sinh các bậc, các hệ đào tạo của Phân hiệu, là thư ký thường trực Hội đồng tuyển sinh của Phân hiệu, chủ trì và chịu trách nhiệm toàn bộ về quá trình tổ chức thực hiện kỳ thi tuyển sinh đến khi gọi sinh viên nhập học; chủ trì công tác thu nhận hồ sơ nhập học cho thí sinh trúng tuyển theo quy định.

d) Phối hợp với các đơn vị liên quan để chuẩn bị đầy đủ thủ tục, điều kiện và văn bản ký kết hợp đồng tuyển sinh với các đơn vị có đào tạo liên thông, theo nhu cầu xã hội, liên kết đào tạo chính quy trong và ngoài nước.

đ) Thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ dữ liệu tuyển sinh theo quy định.

3. Về công tác quản lý và tổ chức đào tạo:

a) Chủ trì và phối hợp với các Khoa và Bộ môn trực thuộc nghiên cứu, đề xuất xây dựng và điều chỉnh các chương trình đào tạo của tất cả các bậc đào tạo; tổ chức xây dựng đề cương chi tiết học phần (môn học), tài liệu hướng dẫn học tập môn học; đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng bài giảng; phối hợp tổ chức công tác biên soạn và nghiệm thu giáo trình, học liệu (gồm cả việc dịch tài liệu), kiểm định các chương trình đào tạo của các đơn vị trước khi trình Hội đồng Khoa học đào tạo Phân hiệu; trình cấp trên ban hành các tài liệu sau khi được Hội đồng Khoa học đào tạo Phân hiệu nghiệm thu và quản lý các chương trình đào tạo đã được phê duyệt.

b) Chủ trì và phối hợp với các Khoa, Bộ môn trực thuộc xây dựng kế hoạch giảng dạy học tập hàng năm; xây dựng chương trình đào tạo, lập thời khóa biểu chung từng học kỳ và cả khóa học, hoàn chỉnh, ban hành thời khóa biểu cho từng học kỳ và toàn khóa học, xây dựng và ban hành các tài liệu giáo vụ, các văn bản hướng dẫn người học thực hiện quy trình đào tạo trình Giám đốc phê duyệt và ban hành các biểu mẫu sổ sách giáo vụ khi được phê duyệt.

c) Phối hợp với phòng Kế hoạch - Tài chính lập kế hoạch sử dụng kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước cấp cho công tác đào tạo; lập kế hoạch mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập; đề xuất phương án chi trong các hoạt động đào tạo được Giám đốc giao; tổ chức việc xây dựng, thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ phát triển đào tạo;

 d) Chủ trì và phân công cho các đơn vị trong việc tiếp nhận sinh viên, học viên trúng tuyển nhập học và phân lớp, phối hợp với phòng Công tác sinh viên, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục thu nhận hồ sơ sinh viên, học viên để quản lý sau khi nhập học theo quy định.

đ) Chủ trì kiểm tra các Khoa và Bộ môn triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập; kiểm tra, thẩm định tổng hợp kết quả học tập, xét cảnh báo kết quả học tập của các Khoa và Bộ môn trực thuộc trình Hội đồng xét cảnh báo; quản lí kết quả học tập, chuyển lớp, chuyển trường, tạm ngừng học… cho sinh viên, học viên; phối hợp với Phòng Công tác sinh viên, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục và các Khoa thực hiện công tác thi đua khen thưởng và xử lý vi phạm quy chế đào tạo đối với sinh viên, học viên.

e) Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tất cả các kì thi; phối hợp với phòng Công tác sinh viên, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục và các Khoa trong việc coi thi, chấm thi và công bố kết quả điểm thi; là thư ký Hội đồng xét tốt nghiệp cho các bậc và các hệ đào tạo của Phân hiệu; chủ trì việc tổ chức học lại, học cải thiện, xét cảnh báo kết quả học tập, chuyển trường, chuyển lớp, chuyển ngành, tạm ngừng học và bảo lưu kết quả học tập; đính chính điểm trên phần mềm cho sinh viên, học viên theo quy trình thủ tục.

f) Phối hợp với phòng Công tác sinh viên, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, các đơn vị có liên quan tham gia thực hiện công tác đánh giá trong và đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, kết quả thực hiện các quy định trong lĩnh vực đào tạo của giảng viên cơ hữu, giảng viên hợp đồng thời vụ và thỉnh giảng.

g) Chủ trì hướng dẫn các đơn vị có liên quan thống kê, xác nhận khối lượng công tác của giảng viên theo năm học.

h) Phối hợp với phòng Tổ chức - Hành chính và các Khoa trong công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên.

i) Chủ trì, phối hợp với các Khoa, Bộ môn để tổ chức cho sinh viên đi thực tập kết hợp với lao động sản xuất, kiểm tra việc đánh giá kết quả thực tập tại các khoa và các đơn vị sản xuất.

k) Quản lý nội dung Cổng thông tin tuyển sinh, đào tạo thuộc website của Phân hiệu;

l) Chủ trì trong việc thực hiện công tác đào tạo liên thông liên kết với các đơn vị ngoài Phân hiệu hệ vừa làm vừa học từ khi tuyển sinh đến khi cấp phát văn bằng chứng chỉ theo đúng quy định của cấp trên.

m) Lập các báo cáo định kì về công tác đào tạo thuộc các bậc, các hệ đào tạo theo yêu cầu của cơ quan quản lý, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Giám đốc.

4. Cấp phát văn bằng chứng chỉ:

a) Chủ trì rà soát, trình Giám đốc hồ sơ đề nghị Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ký tất cả các loại văn bằng chứng chỉ thuộc lĩnh vực đào tạo của Phân hiệu.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc cấp phát văn bằng chứng chỉ, bảng điểm, giấy chứng nhận kết quả học tập đối với người học cho tất cả các các bậc, các hệ đào tạo của Phân hiệu; lưu trữ các tài liệu đào tạo theo quy định của pháp luật.

c) Quản lý, giám sát việc đào tạo ngắn hạn, thi và cấp các chứng chỉ đào tạo của các đơn vị khác trong Phân hiệu khi được Hiệu trưởng phân cấp cho Phân hiệu thực hiện.

d) Quản lý thông tin văn bằng, chứng chỉ đã cấp; công bố thông tin trên mạng, chứng nhận và xác nhận thông tin văn bằng, chứng chỉ đã cấp.

           5. Về khoa học và công nghệ

          a) Xây dựng trình Giám đốc các chương trình; kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; xây dựng các đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn mở mới về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

          b) Xây dựng trình Giám đốc ban hành Quy chế về hoạt động khoa học và công nghệ của Phân hiệu theo đúng chế độ quản lý khoa học và công nghệ của Nhà nước và của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; quản lý việc thực hiện các quy chế, quy định và chế độ nghiên cứu khoa học thống nhất trong toàn trường.

          c) Hướng dẫn các đơn vị trong Phân hiệu xây dựng kế hoạch và báo cáo về hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo quy định.

          d) Làm thư ký Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Phân hiệu; chủ trì công tác tổng hợp, quản lý, tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức tuyển chọn các đề tài nghiên cứu khoa học tham gia các giải thưởng, hội chợ, triển lãm thành tựu khoa học trong và ngoài Phân hiệu.

          đ) Chủ trì việc lập kế hoạch và xác định danh mục các hội thảo, hội nghị về khoa học và công nghệ hàng năm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hội thảo, hội nghị về khoa học và công nghệ sau khi được phê duyệt.

          e) Chủ trì thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên, quản lý và đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên (sinh viên đại học – cao đẳng, học viên cao học, nghiên cứu sinh) hàng năm.

          f) Phối hợp với đơn vị có liên quan lập phương án trình Giám đốc việc phân bổ và thực hiện quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học, dự án thử nghiệm và chuyển giao công nghệ của các đơn vị trong Phân hiệu .

          g) Chủ trì tìm kiếm, khai thác, xây dựng mạng lưới hợp tác với các tổ chức, đối tác về khoa học và công nghệ; tiếp nhận các đơn đặt hàng, xây dựng kế hoạch và tham gia đấu thầu các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học trình Giám đốc phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện.

          h) Tổ chức giới thiệu các thành tựu và kết quả nghiên cứu khoa học mới cho cán bộ, giảng viên, sinh viên trong toàn Phân hiệu.

          i) Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động khoa học và công nghệ của Phân hiệu; trao đổi thông tin khoa học và công nghệ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các đối tác khác; triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, số hóa đưa vào quản lý các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong toàn Phân hiệu từ trước đến nay.

          k) Tổng hợp, công nhận khối lượng nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên trong toàn Phân hiệu hàng năm; tổng hợp và đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân, nhóm tác giả thực hiện đề tài đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ.

          l) Làm thủ tục chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc đề tài khoa học các cấp đã nghiệm thu về Trung tâm Thư viện và Công nghệ Thông tin.

          m) Quản lý nội dung thông tin truyền thông trên Website của Phân hiệu, công bố các kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ; năng lực khoa học công nghệ, lý lịch khoa học của cán bộ, giảng viên trong Phân hiệu.

          n) Tham gia thẩm định các tài liệu biên dịch từ tiếng nước ngoài dùng làm bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên sử dụng trong toàn Phân hiệu.

6. Sáng kiến kinh nghiệm

a) Xây dựng kế hoạch trình Giám đốc ban hành Quy định về sáng kiến kinh nghiệm của Phân hiệu, tổ chức triển khai, đánh giá, nghiệm thu các sáng kiến kinh nghiệm của các cá nhân và đơn vị trong Phân hiệu.

b) Tổng hợp và đề nghị khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị đạt hiệu quả cao về sáng kiến kinh nghiệm.

7. Sở hữu trí tuệ

a) Chủ trì thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, bằng bảo hộ các sản phẩm khoa học và công nghệ của Phân hiệu.

b) Hỗ trợ hướng dẫn các đơn vị, cá nhân đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

c) Tổ chức tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo tại Phân hiệu.

8. Về hợp tác phát triển

 a) Xây dựng Quy trình quản lý, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế của Phân hiệu.

b) Chủ trì tìm kiếm, khai thác, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

c) Tham gia đàm phán, trình Giám đốc ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương với các đối tác trong và ngoài nước sau khi có văn bản đồng ý của Hiệu trưởng và Bộ chủ quản.

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng đề xuất dự án hợp tác với đối tác trong, ngoài nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện; chủ trì quản lý, triển khai thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn phi chính phủ, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) về khoa học công nghệ được phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.

đ) Lập kế hoạch trình Giám đốc, thẩm định nội dung, các thủ tục cần thiết để báo cáo Hiệu trưởng cho các đoàn công tác của Phân hiệu đi thăm, làm việc với các đối tác nước ngoài, các đoàn của nước ngoài đến thăm và làm việc với Phân hiệu; phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính, các đơn vị liên quan thẩm định nhân sự đi công tác, học tập ở nước ngoài.

e) Chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế khi được giao.

f) Chuẩn bị nội dung văn bản ký kết, tổ chức ký kết và phát triển các thỏa thuận song phương, đa phương với các đối tác nước ngoài.

g) Thẩm định, quản lý và kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp tác của Phân hiệu, phân hiệu; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án hợp tác khi được Giám đốc phân công.

h) Chủ trì biên tập, thẩm định dịch thuật tài liệu, phiên dịch trong các hội nghị, hội thảo quốc tế; chủ trì biên soạn các ấn phẩm, tài liệu của Phân hiệu trong các hoạt động hợp tác quốc tế.

i) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Phân hiệu đảm bảo an ninh, chính trị liên quan đến hợp tác quốc tế, quản lý hộ chiếu các cán bộ, viên chức, người lao động của Phân hiệu.

k) Tổ chức lưu trữ, thống kê, quản lý thông tin, tài liệu, hồ sơ về hoạt động hợp tác theo quy định; định kỳ tổng hợp và báo cáo kết quả về hoạt động hợp tác của Phân hiệu.

l) Phổ biến thông tin về khoa học, công nghệ và hợp tác phát triển; tổ chức các hoạt động xây dựng, quảng bá thương hiệu cho Phân hiệu và Trường; tổ chức quản lý việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

9. Về Website, thông tin truyền thông

a) Chủ trì quản lý trang Thông tin truyền thông thực hiện các nhiệm vụ đăng tải thông tin liên quan đến các hoạt động của Nhà trường và Phân hiệu, đảm bảo các thông tin tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức triển khai hoạt động thông tin truyền thông, quảng bá thương hiệu Nhà trường và Phân hiệu. Mọi nội dung thông tin và quản trị hệ thống chịu sự giám sát của Ban biên tập truyền thông; hoạt động theo quy chế hoạt động của Ban và cung cấp thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, quản lý thông tin trên mạng Internet và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

b) Tổ chức hoạt động thông tin, quản lý nội dung Website của Phân hiệu, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, quảng bá, tạo thương hiệu cho Phân hiệu thông qua bộ phận quản trị mạng theo đúng quy định của Phân hiệu.

10. Thực hiện các công tác khác

a) Thống kê, tổng hợp các kết quả về nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, sở hữu trí tuệ, hợp tác phát triển của các cá nhân và đơn vị trong Phân hiệu; cung cấp cho Hội đồng các cấp để xét thành tích thi đua, danh hiệu khoa học cho viên chức, người lao động.

b) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về các nhiệm vụ được phân công.

c) Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính sắp xếp, sử dụng có hiệu quả phòng học, trang thiết bị trong phòng học phục vụ cho công tác đào tạo.

d) Tổ chức thực hiện công tác Nghiên cứu khoa học của tập thể và các cá nhân trong phòng.

đ) Phối hợp với phòng Tổ chức - Hành chính tổ chức các hội nghị liên quan đến công tác đào tạo và hoàn thiện hồ sơ cho người học;

          e) Phối hợp với các Phòng, Khoa và Bộ môn trực thuộc đôn đốc việc thu học phí của người học.

          11. Quản lý viên chức, người lao động và cơ sở vật chất của phòng

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.

3. Danh sách lãnh đạo và chuyên viên phòng Đào tạo Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển

TT

Họ và tên

Chức vụ

Email, số điện thoại

1

ThS. Trần Thị Thanh Huyền

Phó trưởng phòng, Điều hành phòng

huyentnmt@gmail.com;

0195. 926.023

2

ThS.Lê Anh Tài

Phó Trưởng phòng

 

0989128114

3

ThS.Đỗ Thị Thanh Huyền

Chuyên viên

Huyendo81@gmail.com

0989202361

4

Dương Quốc Trụ

Chuyên viên

Truvn2008@gmail.com

0373. 406009

5

Mai Văn Dương

Chuyên viên

mvduongtnmt@gmail.com

0982.827898

6

Trương Thị Hoa Phượng

Chuyên viên

0977.128181

7

Phạm Thị Liên

Chuyên viên

0945.625123

8

ThS.Phạm Thị Kim Hoa

Chuyên viên

0936.362014

9

Nguyễn Thị Nhung

Chuyên viên

038.3238692

10

Lê Tiến Duy

Chuyên viên

0915.010282

11

Nguyễn Dũng Dương

Chuyên viên

035.2240345

12

Mai Viết Hưng

Chuyên viên

0982.960729

10

Trịnh Thị Bích Hạnh

Chuyên viên

0904.626463

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Viện Nghiên cứu và Quản lý Tây Nguyên
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Nhập điểm
Khối cán bộ
0949.152.521